Làm Thế Nào Để Tăng Cường Sức Đề Kháng Của Cơ Thể?
Để có biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, trước hết chúng ta cần phải hiểu thế nào là sức đề kháng (khả năng miễn dịch) và cơ chế của chúng trong cơ thể con người.
Sức đề kháng của cơ thể là gì?
![]() |
Sức đề kháng là khả năng cơ thể chống đỡ lại các mầm bệnh |
Sức
đề kháng của cơ thể là khả năng nhận diện và chống đỡ lại các loại vi khuẩn, vi
rút và ký sinh trùng gây bệnh nếu chúng tấn công cơ thể chúng ta. Sức đề kháng
bao gồm sức đề kháng tự nhiên (miễn dịch tự nhiên) và sức đề kháng thu được (miễn
dịch tập nhiễm). Nếu sức đề kháng tự nhiên có được ngay từ khi lọt lòng thì sức
đề kháng thu được dần được củng cố thông qua quá trình cơ thể chúng ta tương
tác với mầm bệnh. Sức đề kháng của cơ thể được quyết định bởi tế bào bạch cầu
lympho B và Lympho T.
Việc
nâng cao sức đề kháng của cơ thể chính là nâng cao sức đề kháng thu được ở mỗi
người chúng ta. Nếu vì lý do nào đó khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể chúng
ta sẽ rất dễ mắc phải các loại bệnh tật, quá trình điều trị bệnh khó khỏi hơn,
phải dùng nhiều thuốc hơn và thậm chí có thể bị ảnh hưởng đến mạng sống.
Cơ chế tạo nên hệ miễn dịch ở cơ thể chúng ta rất phức tạp và tinh vi,
nhưng nhìn chung, theo các nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước,
sức đề kháng của cơ thể có liên quan chặt chẽ đến các yếu tố sau:
1. Vitamin D
![]() |
Ánh nắng mặt trời buổi sáng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D |
Vitamin
D có tác dụng kích hoạt tế bào miễn dịch (tế bào bạch cầu lympho T), giúp tế
bào này “thức tỉnh” và thực hiện chức năng bảo vệ trước các mầm bệnh tấn công như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng.
Chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy, những ai thường xuyên ra ngoài trời và tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời buổi sáng hoặc buổi chiều tối thường khỏe mạnh hơn so với những
ai quanh năm suốt tháng chỉ ở trong nhà hoặc trong bóng râm.
Ở những
người già, cơ chế chuyển hóa vitamin D ở da suy giảm nhiều
so với những người trẻ, vì vậy sức đề kháng của họ vì thế mà kém hơn.
Lời
khuyên: Tích cực tắm nắng buổi sáng từ 7 – 9 giờ sáng hoặc buổi chiều mát từ 5 –
6 giờ chiều. Không che chắn cơ thể quá kín đáo, hãy để da có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với
ánh nắng mặt trời.
2. Dinh dưỡng và chế độ ăn uống khoa học
![]() |
Cần ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng trước bệnh tật |
Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp cơ thể chúng ta sản sinh kháng thể, thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Ở những người ăn kiêng như gút, béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, hệ thống miễn dịch luôn kém hơn so với những người nạp đủ các nhóm chất dinh dưỡng vào cơ thể.
Ăn uống
lành mạnh bao gồm:
Sử dụng
thực phẩm sạch: không chứa thuốc trừ sâu, dư lượng đạm, dư lượng thuốc kích
thích (trong rau củ quả), dư lượng kháng sinh (trong thịt, cá, tôm…). Thực phẩm
phải được bảo quản đúng cách, không bị ôi thiu, héo úa. Để có nguồn thực phẩm sạch,
bạn cần chọn mua thực phẩm từ những nơi sản xuất uy tín, tự trồng rau sạch hữu cơ tại nhà là một giải pháp rất quan trọng
giúp bạn chủ động kiểm soát được độ an toàn của thực phẩm.
Ăn chế
độ ăn cân đối và phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: chất đường bột, chất đạm,
chất béo, vitamin và khoáng chất. Nếu ăn kiêng, cần phải ăn kiêng khoa học.
Hạn
chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống có hại cho cơ thể như uống rượu, bia, hút
thuốc lá, uống quá nhiều nước ngọt, sử dụng các chất gây nghiện (ma túy).
3. Chế độ ngủ và nghỉ ngơi hợp lý
Ngủ
đúng giờ và nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng trước các bệnh
tật. Trong khi ngủ, hoóc – môn kích thích miễn dịch và các kháng thể được sản
xuất nhiều hơn giúp hệ miễn dịch được củng cố. (Nghiên cứu của Bryant PA, Trinder J, Curtis
N, 2004).
Vì vậy,
những ai thường xuyên thức khuya sẽ mệt mỏi, sức khỏe giảm sút, nhanh bị lão
hóa hơn do sức đề kháng suy giảm và lượng gốc oxi hóa tăng lên.
Lời
khuyên: Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ kết hợp nghỉ ngơi điều độ. Rèn luyện thói
quen ngủ sớm và dậy sớm.
4. Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng
![]() |
Tập thể dục dưới nắng sớm là giải pháp lý tưởng giúp tăng cường sức đề kháng |
Rất
nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên, đều đặn giúp cơ thể tăng
cường khả năng miễn dịch. Trong quá trình tập thể dục, các hệ cơ quan trong cơ
thể từ hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp…hoạt động mạnh mẽ hơn. Qúa trình vận
động giúp loại bỏ lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, kích thích cơ thể sản sinh ra
các hoóc môn giúp tinh thần phấn chấn, đồng thời tăng cường sự sản sinh và hoạt
động của các tế bào miễn dịch.
Tuy
nhiên, không phải tập thể dục càng nhiều thì khả năng miễn dịch càng cao. Tập
thể thao quá nặng, quá lâu và quá sức trong một buổi tập sẽ gây ra những tác dụng
ngược lại.
Tập
thể dục đúng cách là tập từ nhẹ đến nặng, kết hợp giữa các bài tập cardio và
bài tập chuyên sâu trên các nhóm cơ khác nhau. Mỗi buổi tập không nên tập quá 60 phút vì tập
quá lâu sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi và lâu phục hồi.
Lời
khuyên: Nên tập thể dục ít nhất 3 lần một tuần, kết hợp đều đặn giữa các bài tập
cardio và bài tập cơ, tập đều các nhóm cơ. Thời điểm tập thể dục lý tưởng nhất
là vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối, tập ngoài trời ở nơi có ánh nắng mặt trời ấm
áp, không gian thoáng đãng.
Sức
đề kháng của cơ thể là yếu tố quyết định đến việc sống vui, sống khỏe, giúp
chúng ta ít mắc bệnh, và nếu có mắc bệnh thì khả năng khỏi bệnh cũng cao hơn.
Hy vọng thông tin trong bài viết này sẽ bổ ích đối với các bạn trong thời điểm
dịch covid 19 đang diễn biến vô cùng phức tạp ở trong nước và trên thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét