Cách Cải Tạo Đất Trồng Cây Đúng Kỹ Thuật Sau Mỗi Vụ Rau Sạch
Bạn có biết? Sau mỗi vụ trồng rau, đất trồng cây trở nên bạc
màu, chứa nhiều mầm bệnh và vi sinh vật có hại cho cây trồng. Vậy, sau mỗi vụ
trồng rau cần cải tạo đất như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
![]() |
Xới đất là công đoạn đầu tiên để cải tạo đất trồng rau sạch |
Nhìn chung, đất trung tính có khả năng trồng được nhiều loại
rau nhất. Trong khi đó, ở đất mặn hoặc đất phèn chỉ có thể trồng được rất ít loại
rau. Một loại rau chỉ chịu được đất trung tính sẽ chết nếu được trồng ở đất mặn
và đất phèn.
Bạn cần phải biết rõ đất trồng rau trong vườn nhà mình là đất
chua, hay mặn để có biện pháp khử mặn hoặc khử phèn phù hợp để đưa đất trở về
trạng thái trung tính. Các bạn có thể dễ dàng xác định độ pH của đất bằng máy đo độ pH đất.
Nếu bạn mua đất trồng rau sạch thì có thể bỏ qua bước này, vì đây là loại đất trung tính và có độ pH lý tưởng để trồng rau.
Đọc thêm: Cách cải tạo đất mặn, đất phèn
Đọc thêm: Cách cải tạo đất mặn, đất phèn
2. Diệt vi sinh vật trong đất
![]() |
Sâu đất là loài vật cắn phá rễ cây hung hãn nhất |
Các loại vi sinh vật trong đất có hại cho cây trồng bao gồm
các loại nấm bệnh, kiến, mối, dế, sâu đất và rầy. Chúng được sinh sôi và nảy nở
trong suốt quá trình trồng trọt của vụ trước. Các loài vi sinh vật này sẽ gây
thối rễ, nấm rễ, cắn rễ khiến cây trồng chậm lớn, chết yểu, vàng lá.
Để tiêu diệt các sinh vật trong đất, đầu tiên chúng ta phải
cày xới đất và phơi đất khoảng bảy ngày. Trong khi cày xới đất, cần lật đất ở mặt
dưới lên trên, cày càng sâu và tơi xốp càng tốt. Phơi đất cần chọn những ngày nắng
to để các loại nấm bệnh trong đất bị chết.
Sau khi đất được cày và phơi xong, chúng ta dùng vôi bột để
rải đều trên đất. Mục đích của giai đoạn này nhằm tiêu diệt các loại nấm và
sinh vật trong đất như kiến, mối, dế, sâu đất và rầy. Sau khi bón vôi, đợi thêm
7 ngày để có thời gian tiêu diệt các loại sinh vật trên.
Sau khi bón vôi xong, hệ vi sinh vật trong đất bị xáo trộn
và mất cân bằng. Vì vậy, chúng ta dùng nấm đối kháng trichoderma để bón vào đất
với lượng 2 đến 3 kg nấm trichoderma trên 1000 m2 đất trồng. Hãy hòa tan
trichoderma vào nước và tưới đều lên diện tích đất trồng. Nấm đối kháng
trichoderma có tác dụng tiêu diệt các loại nấm bệnh gây thối rễ trong đất và bổ
sung các loại nấm có lợi cho cây trồng.
Sau khi bón nấm trichoderma, bạn phải thường xuyên tưới nước vào đất mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để nấm có đủ độ ẩm phát triển. Nếu đất quá khô, nấm sẽ bị chết.
Sau khi bón nấm trichoderma, bạn phải thường xuyên tưới nước vào đất mỗi ngày từ 1 đến 2 lần để nấm có đủ độ ẩm phát triển. Nếu đất quá khô, nấm sẽ bị chết.
3. Cải tạo độ màu mỡ của đất để trồng cây
![]() |
Giun đất và trùn quế giúp đất trồng cây tơi xốp và phì nhiêu hơn |
Sau mỗi vụ trồng rau, đất trồng cây đã cạn kiệt chất dinh dưỡng.
Lúc này, đất rất nghèo dinh dưỡng và chai cứng.
Cách làm đất trồng rau
sạch là phải cải tạo độ màu mỡ của đất là cải tạo độ tơi xốp của đất, bổ
sung chất dinh dưỡng cho đất.
Đầu tiên, cần bổ sung lượng mùn cho đất trồng cây bằng cách
sử dụng các loại rác thải hữu cơ như lá cây, các loại rau đã thải bỏ, các loại
cây cỏ sau khi đã được nhổ khỏi đấT, xác động vật…
Thứ hai, bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục. Nếu không có điều kiện
mua phân chuồng, hãy sử dụng phân vi sinh. Trong phân vi sinh có rác thải hữu
cơ đã qua xử lý mầm bệnh và chứa các loại vi sinh vật tốt. Các loại phân này
giúp tạo độ tơi xốp và phì nhiêu cho đất, cung cấp các chất dinh dưỡng dễ tiêu
cho cây trồng.
Lưu ý: Không bón phân vô cơ trong giai đoạn này vì phân vô
cơ sẽ làm tăng độ chai cứng của đất. Hơn nữa, trong thời gian dài, phân vô cơ dễ
dàng bị bay hơi mất nếu chưa được cây sử dụng.
Thứ ba, bổ sung các loài sinh vật có lợi cho đất và rau như
giun đất, trùn quế. Chúng sẽ là những công nhân đào xới đất liên tục, phân của
chúng là nguồn dinh dưỡng rất tốt và miễn phí cho vườn rau của bạn.
4. Luân canh cây trồng
Chúng ta không nên trồng liên tục một loại cây trồng gì đó
cùng trên một khoảng đất. Ví dụ, chúng ta không nên trồng rau muống hết vụ này
đến vụ khác, hoặc quanh năm suốt tháng chỉ trồng khoai lang trên cùng một chỗ.
Thay vào đó, hãy trồng luân canh các loại rau. Có nghĩa là,
nếu vụ này bạn trồng rau cải, thì vụ sau nên trồng đậu, vụ sau nữa nên trồng
khoai lang...Nếu mùa này trồng rau ăn lá, thì mùa sau hãy trồng rau lấy củ, quả.
Tại sao phải luân canh? Đó là vì, mỗi loại rau chỉ ưa một số
chất dinh dưỡng và loài vi sinh vật nhất định, và có bộ rễ đâm sâu ở mức nhất định.
Nếu chúng thích kali trong đất, thì sau mỗi vụ trồng trọt, đất sẽ cạn kiệt
kali. Nếu trồng liên tục một loại rau, đất sẽ thiếu hụt chất này và thừa chất
kia, tầng đất này thừa chất trong khi tầng đất kia lại thiếu chất, cây trồng
kém phát triển là vì thế. Luân canh giúp điều hòa lại thành phần dinh dưỡng và
hệ vi sinh vật có trong đất để các loại rau phát triển tốt nhất có thể.
5. Phòng bệnh cho đất sạch trồng rau
Đất trồng sau khi được cải tạo đã có thể trồng các loại rau
yêu thích. Tuy nhiên, cần phòng bệnh để duy trì năng suất trồng và đỡ vất vả
hơn trong những đợt cải tạo về sau.
Phòng bệnh bằng cách nào? Một trong những kinh nghiệm trồng rau sạch là bạn hãy chọn những nơi đất bằng
phẳng, dễ thoát nước để trồng rau. Không nên chọn những vùng trũng, ngập nước, độ
thoát nước kém vì những khu vực này rất dễ phát sinh mầm bệnh gây hại cho cây
trồng.
Không trồng rau hoặc cây cối quá dày và chen chúc. Trồng quá
dày sẽ khiến các loại cây tranh nhau ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước, tạo điều
kiện cho nấm bệnh phát triển ồ ạt.
Nếu trong vườn có cây hoặc rau bị nấm bệnh, hãy nhổ khỏi vườn,
cách ly, phơi khô vào một chỗ nhất định rồi đốt nhằm tránh lây bệnh sang những
cây khác.
Nhận xét
Đăng nhận xét