Kỹ Thuật Trồng Ớt Chỉ Thiên Cho Quả Sai Chi Chít
Cây ớt rất dễ bị nấm bệnh. Tôi đã từng đi qua một khu vườn trồng ớt lớn,
họ phun thuốc diệt nấm trắng xóa vườn. Điều đó làm tôi thực sự sợ hãi. Vì vậy, tôi quyết định trồng ớt, mà phải là
loại ớt siêu cay mới chịu. Với kinh nghiệm trồng ớt của mình, trong bài viết
này, tôi xin giới thiệu cách trồng ớt chỉ thiên theo hướng hữu cơ nhưng vẫn đảm
bảo sai quả và không bị bệnh.
![]() |
Cây ớt chỉ thiên có quả chĩa lên trời |
CÂY ỚT CHỈ THIÊN THÍCH HỢP VỚI MÙA NÀO?
Ớt chỉ thiên là loài cây chịu nhiệt, nhiệt độ
thích hợp nhất để trồng là từ 18 – 28 độ C. Cây ớt không thể chịu được lạnh dưới
15 độ C và nóng trên 35 độ C.
Ở miền
Bắc, thời vụ gieo hạt ớt là gieo hạt vào tháng 9 để có thể thu hoạch từ tháng
12 đến tháng 5 năm sau. Ở những vùng khác từ miền Trung trở vào có thể trồng
quanh năm.
Không
riêng gì ớt chỉ thiên, mà các loại ớt nói chung đều cần nhiều ánh sáng mặt trời.
Nếu được trồng ở những nơi thiếu sáng, chúng sẽ không lớn lên, ra hoa và đậu quả
được.
CÁCH TRỒNG CÂY ỚT CHỈ THIÊN ĐÚNG KỸ THUẬT VÀ CHO SAI QUẢ
Bước 1, chuẩn bị đất trồng ớt
Cây ớt
chỉ thiên thích hợp với loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp và độ phì nhiêu cao. Ở
những vùng đất cằn cỗi, cứng và ít chất dinh dưỡng, cây ớt rất khó phát triển
và cho nhiều quả.
Đất
trồng ớt nên có độ pH từ 6 đến 6,5. Đất không được ngập úng và phải tránh xa
bãi rác thải hoặc các nguồn nước ô nhiễm.
Trước
khi trồng ớt, nên cải tạo đất thật tốt bằng cách cày xới cho đất tơi xốp, bón
vôi. Sau khi bón vôi 7 ngày thì bón lót phân hữu cơ ủ hoai mục hoặc phân vi
sinh có bổ sung thêm lân.
Bước 2, cách gieo hạt ớt chỉ thiên
Chúng
ta có thể dụng hạt ớt tươi hoặc hạt giống ớt được đóng túi bán ở chợ. Hạt ớt có
thể được ngâm ủ trước khi gieo, hoặc có thể dùng để gieo trực tiếp vào bầu mà
không cần ngâm ủ.
Theo
kinh nghiệm trồng ớt của tôi, nếu hạt
giống tốt, đặc biệt là hạt ớt tươi, thì không cần ngâm ủ cũng sẽ nảy mầm đến
95%. Còn nếu mua phải hạt giống dởm thì dù có ngâm ủ cẩn thận cũng chẳng lên được
là bao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần ngâm hạt trong nước ấm với tỷ lệ 2 nước
sôi: 3 nước lạnh để diệt nấm ở vỏ hạt nhằm phòng bệnh về sau.
Vì vậy,
khâu chọn hạt giống luôn là khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất.
Chúng
ta nên gieo hạt ớt vào bầu trước khi đem trồng ra vườn hoặc trồng ớt trong chậu. Bầu trồng ớt có thể
là các vỉ ươm hạt hoặc túi bóng đen cỡ nhỏ. Đất để cho vào bầu nên trộn phân hữu
cơ với tỉ lệ 1 đất: 1 phân hữu cơ. Khi cho đất vào bầu cần nén chặt đất, sau đó
mỗi bầu thả vào một hạt ớt, và cuối cùng lấp đất lại.
Sau
khi gieo hạt ớt cần tưới nước ngay để hạt có đủ nước để nảy mầm và duy trì việc
tưới nước cho bầu ươm 2 lần một ngày.
Bầu
ươm ớt nên để ở chỗ có ánh sáng nhẹ, không nên để ở chỗ thiếu ánh sáng hoặc ánh
sáng quá mạnh.
Bước 3, trồng cây ớt chỉ thiên con ra chậu
hoặc vườn
Khi
cây ớt con cao từ 7 đến 10cm, chúng ta tiến hàng dời cây từ bầu ươm sang chậu.
Không để cây quá lâu trong bầu ươm vì cây sẽ thiếu dinh dưỡng và bộ rễ không có
chỗ đế dài ra.
Chậu
trồng ớt nên có miệng rộng khoảng 20cm, chiều cao ít nhất phải 25 cm. Điều này
dễ hiểu vì cây ớt có rễ cọc, đâm sâu xuống dưới đất, nên những chiếc chậu quá
nông thì rễ không phát triển được.
Nếu
trồng trong vườn, khoảng cách phù hợp nhất để trồng là cây cách cây 40cm, hàng
cách hàng 50cm.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY ỚT CHỈ THIÊN
Việc
chăm sóc cây ớt được chia thành năm giai đoạn như sau:
Giai
đoạn cây con.
Khi cây ớt còn nhỏ, chúng lớn khá chậm và sức đề kháng còn yếu. Chúng ta cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày một lần, làm sạch cỏ dại. Giai đoạn này không cần bón thêm phân. Nếu thấy rễ ớt trồi lên trên mặt đất thì dùng cuốc nhỏ để vun gốc lại.
Khi cây ớt còn nhỏ, chúng lớn khá chậm và sức đề kháng còn yếu. Chúng ta cần tưới nước thường xuyên mỗi ngày một lần, làm sạch cỏ dại. Giai đoạn này không cần bón thêm phân. Nếu thấy rễ ớt trồi lên trên mặt đất thì dùng cuốc nhỏ để vun gốc lại.
Giai
đoạn đẻ nhánh.
Khi cây ớt chỉ thiên bắch cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời kết hợp với bón thúc phân đợt 1.
Khi cây ớt chỉ thiên bắch cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời kết hợp với bón thúc phân đợt 1.
Chỉ
nên dùng phân hữu cơ đã ủ hoai mục hoặc phân vi sinh để bón cho cây. Trước khi
bón phân, nên xới tầng đất mặt chung quanh gốc, sau đó trộn đều phân vào và lấp
đất lại.
Giai
đoạn ra nụ. Cây ớt khi ra nụ quả cần có đủ nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên,
nếu gặp trời mưa lớn hoặc mưa kéo dài sẽ làm giảm khả năng đậu quả. Vì vậy,
trong thời gian này, chúng ta nên tưới nước vào gốc và tránh xối lên nụ. Đây
cũng là thời điểm để bón phân hữu cơ đợt 2. Trong đợt này, phân hữu cơ nên bổ
sung thêm tro bếp để tăng cường lượng kali cho cây dễ đậu quả.
Giai
đoạn ra quả hàng loạt.
Trong giai đoạn này, cây ớt cần rất nhiều nước và dinh dưỡng để nuôi quả. Đã đến lúc phải bón thúc phân hữu cơ đợt 3.
Trong giai đoạn này, cây ớt cần rất nhiều nước và dinh dưỡng để nuôi quả. Đã đến lúc phải bón thúc phân hữu cơ đợt 3.
Do
cây ớt chỉ thiên cho rất nhiều quả và quả to nên khá nặng, cần cắm cọc và buộc
cây vào cọc để cây không bị nghiêng hoặc bị đổ.
Đồng
thời, đây cũng là lúc cây ớt rất dễ bị nấm bệnh và các loại ruồi đẻ trứng vào
gây ra giòi trong quả. Cần đặt các loại bẫy ruồi vàng để tránh chúng châm quả
và lây truyền mầm bệnh. Việc trừ nấm nên thực hiện ngay từ khi chuẩn bị đất trồng
đến suốt quá trình chăm sóc và thu hoạch.
Giai
đoạn sau thu hoạch.
Sau khi thu hoạch, cây ớt rơi vào trạng thái kiệt sức. Vì vậy, giai đoạn này cần bón phân đợt 3 kết hợp với tưới nước hợp lý, diệt cỏ dại và phòng ngừa bệnh.
Sau khi thu hoạch, cây ớt rơi vào trạng thái kiệt sức. Vì vậy, giai đoạn này cần bón phân đợt 3 kết hợp với tưới nước hợp lý, diệt cỏ dại và phòng ngừa bệnh.
BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÂY ỚT VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Cây ớt chỉ thiên nói riêng và các loại ớt khác đều dễ mắc nhất là bệnh nấm. Nấm sẽ khiến cho cây bị thối gốc, thối quả, xoăn lá. Để phòng trừ nấm, chúng ta cần làm theo các biện pháp sau:
- Thứ nhất, không trồng ớt liên tục trên cùng một mảnh đất.
- Thứ hai, không trồng chung ớt với các cây họ cà như cà chua, cà tím, cà pháo…vì như vậy cây ớt và cả cây họ cà đều dễ bị nấm bệnh.
- Thứ ba, đất trồng nên thoát nước tốt, không được bón quá nhiều đạm.
- Khi gặp cây bị bệnh, nên nhổ bỏ và tiêu hủy ngay.
Nhận xét
Đăng nhận xét