Các Loại Vật Tư Được Phép Sử Dụng Để Trồng Rau Sạch Hữu Cơ
"Nếu không được dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, tôi có thể dùng những loại vật tư gì?" Chắc chắn đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra trước khi bắt tay vào trồng rau sạch hữu cơ.
Dưới đây là danh mục các vật liệu được tổ chức PGS Việt Nam và toàn cầu cho phép sử dụng để sản xuất rau hữu cơ:
CÁC VẬT TƯ ĐỂ CẢI TẠO VÀ NÂNG CAO ĐỘ MÀU MỠ CỦA ĐẤT
![]() |
Rơm rạ được sử dụng để làm phân ủ trong trồng rau hữu cơ |
1. Phân
chuồng (phân lợn, gà, vịt, bò, trâu, phân dơi): Chỉ được phép sử dụng phân chuồng
do chính gia đình mình nuôi hoặc có được cho chăn thả tự nhiên. Phân chuồng từ
các trang trại chăn nuôi thương mại không được phép sử dụng. Các loại phân này
không được bón trực tiếp cho cây, rau mà phải được ủ kỹ hoặc phơi khô trước khi
sử dụng.
2. Phân
ủ: Được phép sử dụng các loại chất thải từ thực vật như vỏ cà phê, các phần dư
thừa của cây sau thu hoạch, vỏ trấu, rơm rạ thu được từ trong vườn. Không được
sử dụng rác thải đô thị để làm phân ủ. Qúa trình ủ phải ít nhất 15 ngày hoặc đến
khi thấy giun đất xuất hiện trong đống ủ.
3. Tro
gỗ: Chỉ được dùng tro từ gỗ, củi (tro chứ không phải than). Nên trộn tro với
phân ủ để giảm độ chua cho đất.
4. Phân
vi sinh: Chỉ được phép những loại phân vi sinh có chứng nhận PGS – ADDA hoặc
phân vi sinh tự ủ, phân vi sinh do Việt Nam sản xuất. Không được dùng phân vi
sinh có dẫn suất từ than bùn.
5. Phân
khoáng: Chỉ được phép sử dụng những nhãn hiệu đã được chứng nhận PGS-ADDA và chỉ
được sử dụng với hàm lượng rất hạn chế.
6. Đá
trầm tích và đá vôi: Được phép sử dụng để bón vào đất.
7. EM
(vi sinh vật có ích): được phép sử dụng các EM lỏng.
8. Các
chất vi lượng (đồng, cô ban, sulphat, selen, bo, mangan, mô líp đen, iot, sắt,
kẽm): được phép sử dụng nhưng với hàm lượng hạn chế.
9. Giá
thể trồng nấm: được phép sử dụng, nếu loại giá thể này đã được xử lý bằng thuốc
diệt nấm thì không được sử dụng.
10. Rỉ
đường, rơm, rạ, vỏ trấu: được sử dụng để làm phân ủ
11. Phân
và nước thải của giun: Được sử dụng nếu giun được nuôi bằng chất thải từ thực vật
hoặc từ phân động vật được phép sử dụng. Nếu giun được nuôi từ phân chuồng thu
gom từ các trang trại nuôi thương mại thì phân của giun cũng không được dùng
trong trồng trọt hữu cơ.
Lưu
ý: Tất cả các vật tư đầu vào KHÔNG được phép chứa Nitrat và Clorua.
CÁC VẬT TƯ ĐỂ PHÒNG NGỪA, TIÊU DIỆT SÂU, RẦY, NẤM BỆNH
Nhóm dùng để diệt nấm và phòng ngừa
các bệnh do nấm:
12. Lưu
huỳnh, đồng, thuốc muối (Sodium Bicarbonate), vi sinh không bị biến đổi gen: Được
phép sử dụng để phòng ngừa và diệt nấm bệnh, riêng đồng chỉ nên dùng với liều
lượng ít.
13. Thuốc
vi sinh BT: Được phép sử dụng với liều lượng hạn chế, ngoại trừ sản phẩm liên
quan đến biến đổi gen.
14. Dung
dịch phân ủ: Dùng nước phân ủ pha loãng rồi phun để diệt các loại nấm bệnh.
Nhóm dùng để tiêu diệt côn trùng gây hại
15. Bẫy
côn trùng: Các loại bẫy côn trùng đều được sử dụng. Có nhiều loại bẫy như bẫy sập
(bắt chuột), bẫy dính (dính ruồi, bướm), bẫy ánh sáng, bẫy sóng siêu âm…
16. Các
loại côn trùng có lợi: Được sử dụng để tiêu diệt các loài gây hại
17. Dầu
khoáng: Được phép sử dụng để kiểm soát các loại côn trùng gây hại
18. Các
loại cây (cỏ xả, cỏ chanh, hoa cúc, cây bắt mồi, cây dây mật): được trồng để
xua đuổi hoặc tiêu diệt một số loài gây hại.
19. Cây
dây mật: dùng để diệt bọ cánh cứng (bọ cánh cam, cánh quýt, bọ dừa…), nhưng phải
cách ly ít nhất 7 ngày sau khi dùng.
20. Nước
trà và thuốc lá: được sử dụng để ngâm hạt giống trước khi trồng và diệt sâu, rầy.
Tuy nhiên không được dùng nicotine nguyên chất.
21. Các
chất dính (keo dính ruồi, dính chuột, xà phòng): được phép sử dụng để bắt các
loại sinh vật gây hại.
22. Các
loại nước chiết xuất từ thực vật (nước ớt…): được phép dùng nhưng có thể tiêu
diệt cả loài có lợi lẫn có hại.
23. Lá
xoan: Được dùng để kiểm soát côn trùng.
24. Vi-rút:
Được sử dụng để diệt côn trùng gây hại ngoại trừ loại bị biến đổi gen.
25. Dấm:
Được dùng để phun nhằm tiêu diệt sâu rầy, cỏ dại nhưng cần pha loãng.
CÁC VẬT TƯ ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG ĐỂ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH
26. Chất
dẫn dụ và các loại bẫy (bẫy chuột, bẫy ruồi, muỗi,...), sóng siêu âm: Được phép
sử dụng, sau khi dùng phải xử lý xác các loài gây hại cẩn thận và sạch sẽ.
27. Tro
gỗ: Được dùng để trộn vào các loại hạt nhằm tránh sâu, mọt.
28. Dầu
động cơ: Được sử dụng để bẫy côn trùng
29. Dầu
thực vật: dùng để trộn vào hạt giống để bảo quản.
30. Chất
pyrethin tự nhiên chiết xuất từ hoa cúc: chỉ được dùng chung quanh nơi bảo quản
nhưng không được cho tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hữu cơ
CÁC VẬT TƯ ĐỂ VỆ SINH VÀ TẨY TRÙNG
31. Được
phép sử dụng dầu rửa bát, bột giặt, nước oxy già và ethyl alcohol để rửa và tẩy
trùng các dụng cụ chứa đựng, khu bảo quản và các thiết bị thu hoạch, chế biến
nông sản hữu cơ.
Trên
đây là tất cả những vật tư được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ. Những loại
vật tư nằm ngoài danh mục trên đều KHÔNG ĐƯỢC PHÉP sử dụng. Hy
vọng thông tin trong bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình trồng
rau sạch theo hướng hữu cơ của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét