Kỹ Thuật Cải Tạo Đất Mặn, Đất Phèn Để Trồng Rau Sạch
Cải tạo đất mặn, đất phèn là điều rất cần thiết trong trồng
cây nói chung và trồng rau sạch nói riêng. Sở dĩ, đất chua hoặc đất mặn khiến
cây rất khó sống. Nếu khu vườn nhà bạn gặp phải vấn đề này thì quả là một thách
thức lớn.
Thế nào là đất mặn, đất phèn?
![]() |
Trồng cây trên đất mặn, đất phèn rất khó khăn |
Muốn cải tạo đất mặn, đất phèn thành công thì trước
hết chúng ta phải hiểu được đặc điểm và tính chất của đất mặn, đất phèn và cách xác định chúng.
Đất mặn là trong đất có chứa nhiều muối Natri hòa tan (muối
chúng ta ăn hàng ngày là một loại muối Natri điển hình). Trong đất mặn, các ion
natri bám trên bề mặt các phân tử đất (còn gọi là keo đất) dày đặc và chiếm hết
chỗ của các loại ion khác. Khi sử dụng dụng cụ đo độ pH của đất, đất mặn sẽ có
độ pH lớn hơn 7,4.
Đất phèn là loại đất chứa nhiều axit sunfuric (H2SO4),
cho nên người ta còn gọi là “đất chua”. Axit sunfuric hình thành do
lưu huỳnh trong xác động thực vật chết bị phân giải, kết hợp với pirit sắt (FeS2)
và nước, cho nên những mảnh vườn ngập úng, bí bách và nhiều xác sinh vật hay bị
chua. Ngoài ra, đất phèn khó trồng trọt vì nó chứa rất nhiều các ion gây độc
cho cây trồng như ion nhôm, ion clorua. Khi đo bằng dụng cụ đo độ pH, đất phèn
có độ pH nhỏ hơn 6,68.
Không chỉ những mảnh đất ở vùng ven biển mới bị nhiễm mặn hoặc
phèn, mà qua quá trình chúng ta trồng trọt, canh tác lâu ngày nhưng không cải tạo,
hoặc quá lạm dụng phân bón vô cơ trong quá trình trồng cây khiến đất bị biến
tính và bị mặn hoặc phèn.
Độ chua, độ mặn của đất vượt quá ngưỡng quy định sẽ khiến
cho cây khó phát triển hoặc chết, các loài vi sinh vật (cả có lợi và có hại)
cho cây cũng không thể sống sót, đất chai cứng và nghèo chất dinh dưỡng. Vì vậy,
có thể nói đây là hai loại đất “nghiệt ngã” trong trồng trọt vì chúng khiến cho
người nông dân không thể trồng trọt những giống cây mà mình muốn.
Để biết được xem đất trong vườn nhà mình bị mặn hay bị chua,
chúng ta cần xác định độ pH của đất bằng dụng cụ đo độ pH của đất hoặc dùng giấy
quỳ tím.
Các bạn có thể mua máy đo độ pH của đất tại đây
Các bạn có thể mua máy đo độ pH của đất tại đây
Cách cải tạo đất mặn
![]() |
Xới đất là bước đầu tiên để cải tạo đất trồng cây |
Bước 1, để cải tạo và xử lý đất mặn, cần cày
xới đất cho tơi xốp, chú ý cày và nhưng không lật các tầng đất ở dưới sâu lên
trên. Nếu lật úp tầng đất mặt xuống dưới sẽ gây khó khăn cho việc khử muối
Natri ở tầng đất này.
Bước 2, dùng vôi bột để rải lên diện tích đất đã cày tơi xốp. Lượng vôi nhiều hay ít phụ thuộc vào tình trạng nhiễm mặn của đất. Trong vôi bột có thành phần chính là muối Canxi hòa tan, ion Canxi sẽ đẩy các
ion Natri ra khỏi bề mặt các phân tử đất, lúc này các ion Natri sẽ ở dạng lơ lửng
tự do.
Bước 3, xả nước vào đất, chú ý xả ngập nước, sau đó tháo cho
nước rút ra khỏi vườn. Giai đoạn này, nước sẽ mang các ion Natri tự do ra khỏi
đất, độ mặn của đất sẽ giảm xuống rõ rệt.
Bước 4, sau khi đã tẩy bớt độ mặn của đất, cần bón phân hữu
cơ đã ủ vi sinh vật có lợi để giúp tăng độ tơi xốp và phì nhiêu của đất. Vì sở
dĩ, đất mặn rất nghèo dinh dưỡng và vi sinh vật.
Bước 5, bảo vệ cho đất khỏi bị mặn trở lại. Với những mảnh
vườn ở ven biển, cần chú ý đắp bờ quanh vườn để tránh nước mặn xâm lấn. Đồng thời
sau mỗi vụ trồng trọt, chúng ta đều cần phải cải tạo đất trồng cây.
Bước 6, tăng khả năng chống chịu mặn cho cây trồng.
Cách cải tạo đất trồng cây sau mỗi vụ trồng rau sạch
Cách cải tạo đất phèn
![]() |
Lắp đặt hệ thống tưới nước hợp lý để cải tạo đất trồng |
Bước 1, cày xới đất là bước đầu tiên trước khi tiến hành bất
cứ biện pháp gì để cải tạo đất trồng cây. Nếu trong cải tạo đất mặn, không được
lật đất trong khi cày thì với kỹ thuật xử
lý đất phèn, cần cày sâu và phải lật tầng đất phía sâu bên dưới lên trên,
đây chính là tầng sinh phèn, chứa nhiều pirit sắt. Sau đó, phơi tầng đất chứa
phèn này trong nắng to để pirit sắt bị oxi hóa và giải phóng ra axit sunfuric.
Bước 2, xả ngập nước vào đất rồi tháo nước đi để nước rửa
trôi lượng axit sunfuric này.
Bước 3, bón vôi bột lên đất để khử các ion sắt (III), ion
nhôm và ion Clo trong đất. Tùy thuộc vào mức độ chua của đất để sử dụng lượng vôi cho phù hợp. Sau khi hoàn thành bước này, đất trồng về cơ bản đã
được giảm độ chua và khử được các chất gây ngộ độc cho cây trồng.
Bước 4, phục hồi độ
tơi xốp, phì nhiêu và hệ vi sinh vật cho đất bằng cách bón phân vi sinh hoặc
phân chuồng ủ hoai mục. Đây là loại phân hữu cơ đã được ủ mục, đã tiêu diệt các
mầm bệnh gây hại và bổ sung các vi sinh vật có lợi cho đất và cây trồng.
Bước 5, tránh làm đất bị chua trở lại bằng cách luôn cày xới
để tạo độ tơi xốp và thông thoáng cho đất. Xác sinh vật chết không nên vứt thẳng
ra vườn mà cần phải qua quá trình xử lý bằng cách ủ nấm vi sinh trichoderma.
Trong khi trồng trọt, nên lên luống. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước trong vườn
phải được thiết kế khoa học và hợp lý.
Tăng cường sức khỏe cho cây trồng
![]() |
Bón phân hữu cơ đã ủ hoai mục để tăng cường độ phì nhiêu cho đất |
Sau khi đất trồng cây trong vườn nhà bạn đã được thau chua,
rửa mặn, bạn cũng cần phải chú ý thực hiện các biện pháp nhằm tăng sức chống chịu
cho cây trồng.
Thứ nhất, thường xuyên cày xới đất trồng cây để tạo độ tơi xốp cho đất.
Thứ hai, tưới nước hợp lý, tạo hệ thống thoát nước cho khu
vườn để tránh ngập úng
Thứ ba, hạn chế tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ (đạm,
lân, kali, phân vô cơ tổng hợp NPK) để bón cho cây, rau.
Thứ tư, sử dụng phân bón hữu cơ đã ủ qua vi sinh vật có lợi
để tăng cường chất dinh dưỡng, độ tơi xốp và hệ vi sinh vật có lợi cho đất và
cây trồng.
Nhận xét
Đăng nhận xét