Kỹ Thuật Ủ Mầm Đậu Nành Không Bị Hư, Thối (Làm Giá Đậu Nành)
Với hàm lượng chất isoflavone giàu có, mầm
đậu nành từ lâu đã được chị em vô cùng ưa chuộng vì có khả năng giúp cải thiện
nội tiết tố nữ, tăng kích cỡ vòng một, làm đẹp da, giảm thiểu tình trạng cáu gắt
bốc hỏa ở phụ nữ mãn kinh, phòng chống ung thư và nhiều tác dụng khác. Tự làm
mầm đậu nành không hề khó, chỉ cần bạn làm theo các bước dưới đây.
Rau
mầm đậu nành được biết đến với nhiều tác dụng làm đẹp dành cho phụ nữ như cải
thiện nội tiết tố nữ, cải thiện kích cỡ vòng một, làm đẹp da, giảm thiểu sự bực
bội cáu gắt ở khi phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Có được những
tác dụng tuyệt vời trên là do trong rau mầm đậu nành có chứa hàm lượng chất
isoflavone rất cao. Đây là chất có tác dụng giảm thiểu khả năng ung thư, tăng
cường nội tiết tố ở phụ nữ và giảm chứng loãng xương.
Bên
cạnh đó, trong rau mầm đậu nành không chứa đường và cholesterol, ngược lại rất
nhiều các loại vitamin, khoáng chất và vi lượng, chất béo chưa bão hòa và
isoflavones. Dùng rau mầm đậu nành thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol
trong máu, ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch, ngăn chặn sự hình thành các gốc tự
do vô cùng mạnh mẽ.
Đọc thêm: Giá trị dinh dưỡng có trong mầm đậu nành
Đọc thêm: Giá trị dinh dưỡng có trong mầm đậu nành
Làm mầm đậu nành có khó không?
Khó khăn thường gặp nhất là mầm đậu nành bị thối khi ủ. Điều này chủ yếu do chất lượng của hạt giống đậu nành kém. Tuy nhiên, nếu chất lượng hạt giống tốt, đậu nành rất nhanh nảy mầm, chỉ khoảng sau 1 ngày gieo là chúng đã nứt mầm, và
5 ngày sau, chúng ta đã có thể thu hoạch.
Nếu
bạn vẫn băn khoăn chưa biết giá đỗ tương
mua ở đâu, bạn hoàn toàn có thể tự làm giá đậu nành từ những hạt đậu nành
khô.
Kinh nghiệm làm mầm đậu nành
Với kinh nghiệm làm mầm đậu nành tôi giới thiệu dưới đây, đảm bảo các bạn có thể tự tay trồng nên những cây rau mầm đậu nành thành công và không bị thối.
1. Chọn dụng cụ làm mầm đậu nành
Để ủ giá đậu nành, nên sử dụng những chiếc rổ có nhiều lỗ nhỏ dưới đáy. Kích thước của các lỗ này phải nhỏ hơn kích thước của hạt đậu.
Rổ dùng để ủ cần được rửa sạch và phơi khô trước khi dùng.
Rổ dùng để ủ cần được rửa sạch và phơi khô trước khi dùng.
2. Chọn hạt giống tốt và ngâm hạt đậu nành trước khi trồng
Để làm mầm đậu nành, nên chọn loại hạt đậu nành chuyên dùng để làm rau mầm vì loại này cho tỷ lệ nảy mầm tốt hơn và ít bị nấm bệnh hơn. Còn nếu mua đậu nành ở chợ, nên mua ở những cửa hàng đông khách, bán chạy vì đậu bán ế để lâu ngày thì khả năng nảy mầm rất kém.
Trước khi đem ủ, cần ngâm hạt đậu nành trong nước ấm khoảng 4 tiếng. Nước được pha với tỉ lệ 3 nước lạnh : 2 nước sôi vì trên vỏ đậu nành có rất nhiều nấm mốc cần tiêu diệt.
Trước khi đem ủ, cần ngâm hạt đậu nành trong nước ấm khoảng 4 tiếng. Nước được pha với tỉ lệ 3 nước lạnh : 2 nước sôi vì trên vỏ đậu nành có rất nhiều nấm mốc cần tiêu diệt.
Sau
khi ngâm hạt đủ 4 tiếng, hãy rửa hạt bằng nước sạch hết sức nhẹ nhàng. Hãy loại bỏ những hạt bị nứt vỡ, mốc hoặc có mầm bị gãy.
3. Tiến hành ủ mầm đậu nành
Đổ đậu nành vừa được rửa sạch vào chiếc rổ ban đầu. Dùng túi bóng đen trùm kín toàn bộ chiếc rổ và để vào nơi mát mẻ, sạch sẽ. Các nghiên cứu cho thấy, ánh sáng sẽ làm giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong giá đậu nành. Loại giá đậu nành màu vàng sẽ nhiều dinh dưỡng hơn so với giá có màu xanh.
Cứ mỗi 8 tiếng một lần, hãy cho đậu nành đi "bơi". Xả một chậu nước sạch, sau đó nhúng chiếc rổ ủ hạt đậu nành vào, chao nhẹ để làm sạch các chất bị phân hủy và gây mùi trên vỏ đậu. Nếu không làm bước này, hạt đậu nành dễ bị ôi, thối mầm và hỏng.
Sau khi tắm cho đậu, không cần thiết phải tưới thêm nước vào những thời gian khác.
Sau khi tắm cho đậu, không cần thiết phải tưới thêm nước vào những thời gian khác.
4. Thu hoạch mầm đậu nành
Thời điểm thu hoạch mầm đậu nành tốt nhất là từ 4 đến 5 ngày sau khi nảy mầm. Sau thời gian này, hàm lượng isoflavone và các chất dinh dưỡng khác bắt đầu giảm dần và nếu sau 7 ngày nảy mầm mà vẫn chưa thu hoạch, các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt.
Các món ăn từ giá đậu nành
Mầm đậu
nành có thể dùng để chần ăn với bún phở, nấu canh hoặc xào. Món phổ biến nhất và dễ làm nhất có lẽ là món nước đậu nành.
Ngoài
ra, mầm đậu nành sau khi ủ đem rang chín và xay mịn sẽ được một món gọi là bột mầm đậu nành.
Nhận xét
Đăng nhận xét