Các Loại Gía Thể Trồng Rau Mầm
Bạn rất thích trồng rau mầm? Trong những
loại vật dụng cần thiết để có thể tự trồng rau mầm thành công, giá thể là vật
tư không thể thiếu. Vậy, giá thể trồng rau mầm có những loại nào? Hãy cùng tìm
hiểu nhé!
![]() |
Mùn cưa là giá thể trồng rau mầm rất rẻ nhưng lại rất tốt |
Trồng rau mầm bằng mùn cưa
Mùn
cưa là các mảnh vụn từ gỗ, hình thành do hoạt động cưa, bào gỗ tại các xưởng
làm mộc. Mùn cưa có thể được dùng làm giá thể trồng rau mầm do chúng có khả
năng giữ ẩm và nâng đỡ tốt, đảm bảo được độ tơi xốp giúp không khí dễ dàng len
lỏi vào trong. Chính những đặc tính này khiến cho mùn cưa là một trong những
giá thể để trồng rau mầm rất tốt. Tuy nhiên, không phải mùn cưa từ loại gỗ nào
cũng có thể dùng để trồng rau mầm. Có những loại gỗ chứa tinh dầu hoặc một số
chất khiến cho hạt không thể nảy mầm hoặc làm thối rễ mầm. Trong các loại mùn
cưa, mùn từ gỗ nhãn, gỗ mít hoặc gỗ vú sữa là tốt nhất.
Mùn dừa hoặc xơ dừa để làm rau mầm
Mùn
dừa và xơ dừa là một trong những loại
giá thể được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay do giá thành rẻ và dễ mua.
Mùn dừa và xơ dừa chứa dầu và một số chất gây chát nên ức chế khả năng nảy mầm
và sinh trưởng của hạt giống. Vì vậy, trước khi dùng để trồng rau, người ta phải
xử lý loại giá thể này bằng cách rửa với nước sạch, tiệt trùng bằng vôi rồi
phơi khô, xay nhỏ. Mùn/xơ dừa sau khi xử lý xong có ưu điểm là tơi xốp, thoáng
khí và nâng đỡ tốt cho hạt nảy mầm.
Vỏ trấu
Vỏ
trấu
thường chứa các mầm lúa còn sót lại, vì vậy khi dùng vỏ trấu sống để làm giá thể,
bạn sẽ thấy các mầm lúa lác đác mọc lên. Người ta thường hun vỏ trấu để loại bỏ
một số chất gây ảnh hưởng xấu đến sự nảy mầm và phát triển của rau, sau đó mới
đem dùng làm giá thể. Vỏ trấu có khả năng giữ ẩm, giữ ấm tốt, có nhiều kẽ hở
nên không khí dễ lọt vào. Vì vậy, dùng vỏ trấu hun để làm giá thể sẽ giúp cho hạt
giống nhanh nảy mầm và phát triển tốt.
Bã cà phê
Bã cà phê sau
khi pha uống hằng ngày có thể gom lại, phơi khô dưới nắng to để trồng rau mầm bằng rổ hoặc thùng xốp. Bã cà phê chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, magie, kali rất tốt cho bộ rễ
của cây. Tuy nhiên, chính vì chứa nhiều dinh dưỡng và giữ ẩm tốt nên bã cà phê
dễ bị nấm mốc. Vì vậy, cần phơi thật khô trước khi sử dụng để loại bỏ các bào tử
nấm. Bã cà phê giữ nước nhiều nên dễ bị dí, vì vậy khi dùng để trồng rau mầm,
nên trộn bã cà phê với mùn cưa hoặc đất sạch.
Rơm, rạ băm nhỏ
Ở những
vùng trồng nhiều lúa, chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng rơm, rạ băm nhỏ để làm
giá thể trồng rau mầm. Rơm, rạ có tác dụng giữ ẩm, giữ ấm rất tốt, thoáng khí,
giúp hạt giống nhanh nảy mầm. Tuy nhiên, rơm, rạ có nhược điểm là dễ bị nấm mốc.
Vì vậy, trước khi được dùng vào trồng rau, cần tiệt trùng bằng cách phơi khô dưới
nắng to, dùng nước sôi hoặc nước vôi tưới vào rồi để khô. Sau mỗi mẻ trồng rau
mầm, chúng ta lại đem tiệt trùng và phơi khô lại trước khi tái sử dụng.
Giá thể trồng nấm
Các
giá thể trồng nấm sau khi thu hoạch nấm có thể dùng để trồng rau mầm. Loại giá
thể này có ưu điểm là ẩm, xốp. Tuy nhiên, trong giá thể trồng nấm chắc chắn vẫn
còn sót lại phôi nấm. Chúng ta có thể dùng mà không cần phải xử lý vì sau đó,
những cây nấm mọc lên để ta có thể thu hoạch.
Nhận xét
Đăng nhận xét