Tác Dụng Của Rau Càng Cua: Những Lợi Ích Tuyệt Vời

Mặc dù mọc hoang dại nhưng tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe lại hết sức kỳ diệu. 

Rau càng cua có tên khoa học là peperomia pellucida là một loại rau thân cỏ. Chúng có mặt ở hầu hết mọi nơi ở Việt Nam. Cây rau càng cua khi trưởng thành có chiều cao từ 15 đến 45cm với những chiếc lá hình trái tim màu xanh nhạt, sáng bóng và mọng nước.

Tất cả các bộ phận của rau càng cua gồm rễ, thân, lá và hoa đều ăn được. Đặc biệt, hoa của rau càng cua là bộ phận chứa nhiều chất kháng viêm nhất.

Thành phần dinh dưỡng trong rau càng cua

hình ảnh rau càng cua
Rau càng cua rất giàu khoáng chất đa lượng và vi lượng
Dưới đây là bảng thành phần dinh dưỡng trong 100 gam lá rau càng cua tươi:


Năng lượng
105 kJ (25 kcal)
Nước
92 g
Protein
0,5 g
Chất béo
0,3 g
Carbonhydrate
5,9 g
Canxi
124 mg
Photpho
 34 mg
Kali
277 mg
Sắt
3,2 mg
Magie
62 mg
Carotenoid
2,5 mg
Thiamine
0.03 mg
Riboflavin
0,07 mg
Niacin
0,6 mg
Axit ascobic
10 mg


Nguồn: Nghiên cứu của Leung, Butrum, RR & Chang, 1972.

Tác dụng của rau càng cua đối với sức khỏe

tác dụng của rau càng cua
Rau càng cua chữa bệnh Gút, thấp khớp rất hiệu quả
Rau càng cua cung cấp nhiều khoáng chất đa lượng và vi lượng, rất cần thiết cho sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của cơ thể. 

Một điểm cộng cho loài rau này là chúng cung cấp rất ít năng lượng nên rất phù hợp cho những người ăn kiêng, ăn theo chế độ eatclean hoặc đang trong thời kỳ kiểm soát cân nặng. 

Vậy, rau càng cua có tốt cho bà bầu hay không? Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng rau càng cua vì thiếu dữ liệu lâm sàng.


Ngoài ra, rau càng cua còn có tác dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh như sau:

Rau càng cua trị bệnh sốt và ho

Ở Ấn Độ, người ta sử dụng tất cả các bộ phận gồm rễ, lá, thân và bông của rau càng cua để nghiền nát, cho vào nước và đun lên, sau đó cho thêm đường vào uống để ngăn chặn xuất huyết, điều trị sốt. Ở Dr Congo, nước ép rau càng cua được trộn với muối và dầu cọ để chữa ho. 

Ngoài ra, rau càng cua được ăn sống để trị đau đầu, đau họng, cảm lạnh thông thường.

Lợi tiểu và điều trị bệnh về thận

Tại Brazil, rau càng cua được dùng để giảm cholesterol trong máu, dùng làm thuốc lợi tiểu và điều trị protein niệu (một trong những vấn đề do thận hư). 

Tại khu vực Amazon, nước ép rau càng cua được sử dụng làm thuốc ho, lợi tiểu, phòng ngừa và điều trị các vấn đề do thận hư, thận yếu.

Chống viêm và các bệnh ngoài da

Theo một số nghiên cứu, hoa của rau càng cua có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, giảm đau và giảm tác dụng phụ của hóa trị. Người ta dùng rau càng cua sống (tất cả các bộ phận) nghiền nát để đắp lên vết thương giúp vết thương nhanh lành. 

Vì có hoạt chất kháng nấm nên rau càng cua thường được ép lấy nước để rửa ngoài da để chống viêm và trị các bệnh nấm da, mụn trứng cá, viêm kết mạc và lở loét.

Tiêu diệt các tế bào ung thư

Ở Nigeria, lá của rau càng cua được dùng làm thuốc đắp để điều trị ung thư vú do chất peperomin có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư.

Điều trị thấp khớp và bệnh Gút

Ở Philippines, người ta dùng loại rau này để cho vào thuốc sắc để uống. Nước ép của chúng dùng để điều trị đau thấp khớp, bệnh gút. Rau càng cua được sử dụng phổ biến trong món salad để giảm đau khớp dạng thấp.

Các tác dụng khác

Ngoài những tác dụng trên, thân, lá và hoa càng cua được sử dụng trong điều trị co giật, đau bụng, áp xe, mụn trứng cá, mụn nhọt, gút, đau đầu, rối loạn thận và vô sinh, sởi, rối loạn tâm thần, đậu mùa và huyết áp cao.

Thành phần hóa học trong rau càng cua

bông rau càng cua ăn được không
Hoa của rau càng cua chứa nhiều chất kháng viêm
Trong nhiều tài liệu y khoa trên thế giới, các nghiên cứu dựa trên các loại tinh dầu của rau càng cua đã xác định trong tinh dầu của loại rau này có thành phần hóa học chính là Sesquiterpenes. Carotol (13,41%) là sesquiterpene hydroxyl chính trong các thành phần hóa học chúng.

Ngoài ra, trong tinh dầu rau càng cua còn chứa flavonoid, phytosterol, arylpropanoids styrenes thay thế, hợp chất ArC2 dimeric hoặc pellucidin A đã được phân lập.

Chất arylpropanoids trong tinh dầu của cây rau này có hoạt tính chống nấm mạnh.

Hợp chất peperomin trong lá, thân và hoa càng cua có hoạt tính gây độc tế bào và chống ung thư khi được thử nghiệm trong ống nghiệm.


Các flavonoid được phân lập bao gồm acacetin, apigenin, isovitexin và pellucidatin. Các phytosterol được phân lập bao gồm campesterol và stigmasterol.

Đọc thêm: Cách trồng rau càng cua chắc chắn thành công

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách Trồng Rau Mầm Đậu Hà Lan Cực Dễ